CPL là gì? Cẩm nang từ A-Z về CPL

CPL là gì? Những cẩm nang từ A đến Z mà nhất định bạn phải biết

Khi bạn biết được việc làm affiliate marketing cụ thể là sẽ làm những gì, chắc hẳn bạn đã biết hoặc đã từng thấy cụm từ CPL ở các bài viết mà chúng mình giới thiệu rồi đúng không? Vậy CPL là gì? Chỉ số này có quan trọng trong Affiliate marketing hay không nhỉ? Hãy cùng Adpia khám phá chi tiết hơn về thuật ngữ CPL là gì ngay trong bài viết sau đây nhé!

 

cpl-la-gi

CPL là gì?

CPL là viết tắt của cụm từ Cost Per Lead, phương pháp quảng cáo được tính theo chi phí dựa trên số lead thu về. Lead ở đây có thể hiểu là những người quan tâm đến sản phẩm, mong muốn được tư vấn thêm về các thông tin liên quan đến sản phẩm. Khi đó, họ sẽ nhập thông tin cơ bản của bản thân và mẫu có sẵn. Từ đây, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên lạc trở lại với họ nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua hình thức tư vấn, tiếp thị…

Lead sẽ được thu nhờ các phương pháp quảng cáo trên kênh Facebook, Google, event, hội thảo hoặc các chương trình dùng thử. Lead là yếu tố quan trọng để chuyển đổi thành đơn hàng, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

cpl-la-gi-1

 

Cách tính CPL

CPL là một trong những chỉ số quan trọng đo lường KPI của một bạn Marketer. Tuỳ vào loại chiến dịch mà bạn đang chạy và kênh đang chạy ví dụ như kênh Google hay facebook, chạy hiển thị hay tìm kiếm…. CPL sẽ khác nhau.

CPL =  Tổng chi phí dành cho chiến dịch / cho tổng số Leads sinh ra từ kênh đó do campaign đó tạo ra trong 1 khoảng thời gian xác định.

Ví dụ : Nếu bạn sử dụng 1000$ trong 1 chiến dịch quảng cáo (Cost) trong thời gian 1 tháng và bạn đạt được tổng cộng 20 chuyển đổi (Leads). Trong cùng thời gian đó, CPL = Cost/Leads = 1000/20 = 50$

dang-ky-affiliate-tai-adpia

CPL và CPA khác nhau ở điểm nào?

Khác với CPL, CPA chính là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi chiến dịch hành động, thường sẽ là 1 giao dịch hoàn thiện và khách hàng đã thanh toán qua thẻ tín dụng. CPA tập trung vào vấn đề thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng tại từng thời điểm cụ thể. Nếu như khách truy cập vào website mà không mua gì, rất khó có cách để quảng cáo cho họ lần thứ 2. 

cpl-la-gi-cpa

Bên cạnh đó, CPL thường có mức độ ảnh hưởng lớn nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Người tiêu dùng sẽ chỉ gửi những thông tin liên hệ cơ bản, thậm chí chỉ là một email.

CPA sẽ có mức độ ảnh hưởng thấp cũng như phức tạp hơn. Người dùng sẽ phải cung cấp số thẻ tín dụng và một vài thông tin chi tiết khác.

Bải viết có thể bạn quan tâm: Cách làm cộng tác viên trên Shopee

Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL

Ưu điểm

Ưu điểm của chạy quảng cáo CPL đầu tiên là bởi tỷ lệ chia hoa hồng của nó cao hơn các hình thức khác như CPM (Cost Per Mile) hay CPC (Cost Per Click). Chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người xem hay số người nhấp vào nhiều hay ít. Mà CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của doanh nghiệp. Dù yêu cầu đó cao hơn nhưng bù lại thì nó không hề phức tạp. Do đó tỉ lệ chia sẻ hoa hồng CPL cao hẳn hơn các hình thức nêu trên.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, thì CPL cũng tồn tại nhiều hạn chế mà các marketer cần đặc biệt lưu tâm. Doanh thu luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, vì vậy lead mang về phải thực sự chất lượng. Sẽ là rủi ro lớn nếu như Lead thu về không chất lượng, khách hàng khai sai thông tin. Cùng với đó, nhân viên sale cũng phải có đủ trình độ, năng lực để có thể chuyển đổi lead thành đơn hàng. 

Cách chạy CPL qua kênh Affiliate Marketing

Để chạy CPL qua kênh Affiliate Marketing, bạn cần phải có 1 nơi để người dùng điền Form (thông tin gồm tên, điện thoại, email…). Thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế sao cho tạo ra khả năng chuyển đổi cao.

dang-ky-affiliate-tai-adpia

Sau khi có Landing Page, bạn có thể dùng các công cụ quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads, zalo Ads, Instagram Ads… để đổ traffic vào Landing Page đó và tạo ra Lead. Traffic càng chất lượng và đúng đối tượng, Lead càng có giá trị cao và dễ chuyển thành doanh thu sau này.

Tuy nhiên việc tự chạy quảng cáo này có rất nhiều hạn chế như:

  • Khó tối ưu lead vì thiếu nhân lực

  • Hạn chế về tài khoản quảng cáo, ngân sách

  • Lead không chất lượng

  • Landing Page không đạt chuẩn, chuyển đổi thấp

Thay vào đó, xu hướng của các doanh nghiệp hiện tại là chạy CPL với kênh Affiliate Marketing. Với hàng trăm ngàn Publisher có kinh nghiệm tối ưu; chạy quảng cáo chuyên nghiệp; sẽ đem về cho bạn những Lead chất lượng nhất với số lượng và ngân sách không hạn chế.

cpl-la-gi-cpl-affiliate-network

Khi đã chạy kiếm tiền online với Affiliate một thời gian và tích lũy kha khá kinh nghiệm. Lúc này bạn sẽ cần quan tâm đến chỉ số EPC để nắm rõ và cải thiện độ hiệu quả của bản thân.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu CPL là gì? Cách tính và chạy CPL qua kênh Affiliate Marketing Đi cùng đó là ưu điểm, nhược điểm các Marketers nên nhớ trước khi quyết định chạy CPL. Hãy cân nhắc thật kỹ các chi phí cơ hội và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để chiến dịch quảng bá của bạn được thành công nhé!

=> Kiếm tiền ngay với Affiliate Marketing tại: icon-ios icon-android

Tuyên 13-12-2023 7583
icon icon