Seo onpage offpage sao cho hiệu quả nhất

Những khái niệm và điều cần chú ý khi triển khai Seo Onpage, Seo Offpage

Seo onpage offpage cách nào hiệu quả hơn? SEO onpage là công việc liên quan đến tập hợp các phương pháp tối ưu hoá trang website để cải thiện thứ hạng website trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Seo offpage là phương pháp tối ưu link trỏ về website tăng thứ hạng trang web cũng như từ khóa. Muốn cải thiện thứ hạng chúng ta dùng những cách dưới đây.

- Nghiên cứu từ khoá

- Cấu trúc website

- Tối ưu onpage/ offpage

- Sản xuất content

seo-onapge-offpage

Seo onpage offpage cần tối ưu những điều dưới đây

SEO onpage rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến thứ hạng lên Top của website. Sở hữu một website được SEO onpage tốt cũng giống như bạn sở hữu một nền móng chắc chắn để xây nhà sau này. 

Hiểu đơn giản đó là Google muốn website của bạn phải có thông tin mà người dùng đang tìm kiếm đến. Tuy nhiên phần lớn website rất khó lên Top đơn giản là vì bạn chưa cung cấp được chính xác thông tin mà khách hàng đang tìm kiếm.

Tiêu đề bài viết

Đây là yếu tố quan trọng nhất khi SEO onpage vì tiêu đề càng được tối ưu và càng hấp dẫn thì càng có nhiều người sẽ nhấp chuột. Càng nhiều người nhấp vào bài viết, thứ hạng bài viết càng cao.

Bạn nên cố gắng sử dụng từ khoá hoặc cụm từ mục tiêu theo hướng bắt đầu từ tiêu đề (H1), nhưng nếu không thể, hãy chắc chắn nó ở một nơi nào đó trong tiiêu đề. Bạn không nên lặp lại cùng một từ khóa trong tiêu đề bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.

Giữ tiêu đề dài dưới 65 ký tự.


seo-onpage-offpage-tim-kiem-tu-khoa

Chọn từ khóa với lưu lượng tìm kiếm lớn

Thay vì chọn một tiêu đề với các từ khóa ngẫu nhiên. Việc lựa chọn tiêu đề bài viết chứa những từ khóa có lượng tìm kiếm lớn sẽ giúp bài viết của bạn có nhiều cơ hội để xuất hiện trước mắt người đọc hơn.

Các công cụ nghiên cứu từ khóa có thể kể đến như Google Keyword Planner. Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí của Google. Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về các từ khóa cũng như lưu lượng tìm kiếm của chúng. Một công cụ khác có thể sử dụng đó là Keywordtool.io.

=> Xem thêm: website rút gọn link kiếm tiền online 

Tối ưu URL

Hãy để từ khóa SEO chính của bạn vào URL.

URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. Nhưng hãy nhớ rằng, URL của bạn càng tinh gọn bao nhiêu thì thứ hạng SEO của bạn càng được ảnh hưởng tích cực bấy nhiêu.

Vì vậy, một URL tốt cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

  1. Ngắn gọn

  2. Liên quan đến nội dung bài viết

Chứa từ khóa lượng search nhiều nhất một cách thông minh.

 
seo-onpage-offpage-toi-uu-title
 

Tối ưu thẻ Heading với từ khóa

Việc sử dụng các thẻ H2, H3 tong bài viết là điều cần thiết cho tối ưu SEO on page. Vì vậy trong các thẻ này bạn nên chứa từ khóa.


seo-onpage-offpage-toi-uu-heading

Tối ưu thẻ H2, H3 cho website

Tuy vậy nếu trong một bài viết, tất cả các tiêu đề H2, H3 bạn đều cố gắng chèn từ khóa của mình. Điều này là hoàn toàn không tốt. Bạn sẽ bị Google đánh giá là spam từ khóa. Người dùng cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi đọc bài viết của bạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng, nó trực tiếp làm giảm chất lượng bài viết cũng như website của bạn.

Giải pháp ở đây là bạn hãy sử dụng những từ đồng nghĩa. Những từ khóa liên qua đến từ khóa chính của bạn.

Bài viết có thể bạn quan tâm: Kiếm tiền Affiliate Marketing bằng việc tối ưu SEO

Tối ưu hình ảnh của website

Tối ưu ảnh: 4 yếu tố quan trọng nhất trong một bức ảnh mà người làm SEO có thể tối ưu

  1. Thẻ ALT (Alternative): là nội dung mà bạn nên điền vào để người dùng có thể đọc được trong trường hợp không nhìn thấy ảnh. Bạn có để ý khi đọc email đôi khi không hiển thị ảnh không? Lúc đó nội dung trong thẻ ALT sẽ hiện ra và người dùng có thể không cần phải xem ảnh nữa.

  2. Thẻ Title: Bạn có thể chỉ vào bức ảnh phía dưới, sẽ hiện ra 1 dòng “các yếu tố cần có trong ảnh”, đó là nội dung của Title. Title được hiểu là đoạn chú thích thêm cho ảnh nếu người đọc nhìn ảnh mà vẫn không hiểu

  3. Đường dẫn ảnh: Tối ưu đường dẫn ảnh cũng là một cách điểm cộng giúp bài viết của bạn được đánh giá tốt đến từ Google

  4. Caption: là mô tả xuất hiện bên dưới bức ảnh, giống như các bức ảnh mà bạn xem khi đọc báo vậy.

Liên kết nội và liên kết ngoài (Internal Link, Outbound Link)

Internal Link

Hãy gắn các liên kết đến các bài đăng liên quan khác từ website của bạn trong chính các bài đăng từ website của bạn. Việc kết nối các bài đăng sẽ giúp người đọc dành nhiều thời gian hơn trên blog và giúp thứ hạng các trang khác của bạn tốt hơn

Khi liên kết, hãy thử sử dụng một từ khoá dưới dạng văn bản neo nhưng hãy cẩn thận để không lạm dụng nó.

Các liên kết nội giữa những bài viết liên quan tới nhau giúp công cụ tìm kiếm hiểu rằng bạn đang cung cấp thông tin bổ sung ngoài những gì đang được hiển thị.

Tuy vậy, chắc chắn rằng liên kết nội của bạn là có liên quan và cần thiết.

Outbound Link

Ngoài việc liên kết đến các bài đăng trên trang của bạn, liên kết tới các trang web bên ngoài cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Một lần nữa, chỉ làm điều này nếu thông tin trên trang web bên ngoài thực sự có liên quan đến thông tin trong bài viết.

Khi liên kết tới các trang web bên ngoài, hãy liên kết tới các trang web đáng tin cậy. Nếu bạn có nghi ngờ về quyền hạn hoặc mức độ phổ biến của một trang web, bạn có thể sử dụng một thẻ nofollow để tránh chuyển liên kết đến các trang web có tiềm năng xấu.

Bạn nên sử dụng liên kết dofollow cho các trang web đáng tin cậy và liên kết nofollow cho những trang không đáng tin cậy.

Một số trang web như Wikipedia hoặc CNN không chỉ đáng tin cậy mà còn có thể có nội dung liên quan mà độc giả của bạn sẽ yêu thích. Điều này sẽ làm cho trang web của bạn trông có vẻ đáng tin cậy hơn.

Tối ưu nội dung bài viết. Dài 2000 từ liệu đã đủ?

Độ dài của bài viết là một trong những cách nhanh và dễ nhất của google để đánh giá sơ bộ xem bài viết của bạn có chuyên sâu & hướng tới người dùng hay không.

Jonah Berger chứng minh rằng, những bài viết trên 2000 chữ có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất (social share), vì có nội dung chuyên sâu hơn, nên thời gian người dùng dành ra để ở lại web và đọc bài viết cũng sẽ lâu hơn.

Các bài viết ít chữ thường không hoạt động tốt trên các công cụ tìm kiếm. Đó là bởi vì chúng thường được xem là “ít thông tin”. Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ, nhưng nhìn chung, một bài đăng nên có tối thiểu 500 chữ. Sẽ tốt hơn nếu thông tin được nghiên cứu quá mức hơn là không cung cấp đủ thông tin. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang nhắm vào các từ khoá có tính cạnh tranh cao.

Xây dựng nội dung chất lượng

Nếu bạn đang cố gắng đạt được bằng nội dung chất lượng thấp và “lừa” công cụ tìm kiếm như Google, chắc chắn bạn sẽ thất bại.

Bài đăng của bạn nên là một hướng dẫn sử dụng hoàn chỉnh cho từ khóa đó. Bạn nên học cách thu hút khán giả theo một phương thức phù hợp với họ. Hãy thử hỏi độc giả của bạn câu hỏi và trả lời họ. Hiểu những gì họ muốn đọc và sau đó viết.

Nếu bạn không thể viết nội dung chất lượng và hấp dẫn, mọi người sẽ không dành nhiều thời gian vào blog của bạn, tỷ lệ thoát của bạn sẽ tăng lên cũng như thứ hạng của bạn sẽ giảm xuống.

Đảm bảo thẻ meta và tags đúng chuẩn

Tags

Đây là yếu tố thuần túy người dùng nhất và bị người làm SEO hiểu nhầm nhiều nhất. Tag bản chất là thẻ nội dung giúp chủ website phân bổ nội dung vào các chủ đề chi tiết hơn, sau khi đã chọn chủ đề (danh mục) cho sản phẩm, nội dung. Điền Tag đúng là khi bạn nghĩ rằng nội dung bạn đang làm cần được phân loại vào nhóm nội dung nào nhỏ hơn. Những người làm SEO là dịch ra Tag là từ khóa và thế là chúng ta cứ hồn nhiên điền vào ô Tag những từ khóa mà chúng ta nghĩ rằng liên quan hoặc muốn lên top.

Meta Description

Meta Description là đoạn mô tả ngắn mà sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm, cho phép người dùng biết sơ nội dung trang web của bạn là gì trước khi nhấp vào.

Ở thời điểm hiện tại, Chèn từ khóa vào Meta Description không còn hiệu quả nhiều như xưa nữa.

Vì vậy thay vì cố gắng nhồi nhét từ khóa ở trong phần mô tả này, hãy cố gắng tối ưu cho CTR, khiến cho traffic vào website bạn cao hơn.

Tối ưu Readability cho bài viết

seo-onpage-offpage-toi-uu-chuan-seo

 

 

Chỉ số Readability được hiểu là sự dễ đọc.Khi chỉ số Readability thấp (Needs Improvement) sẽ bị đánh giá là nội dung khó hiểu cho người đọc, ta cần chỉ sửa cải thiện bài viết cho thân thiện người đọc. Cố gắng viết bài tốt để chỉ số Readability ở trạng thái Good.

Readability được đánh giá qua ba tiêu chí sau:

  1. Một câu nên dưới 20 từ.

  2. Một đoạn văn không nên vượt quá 300 từ.

  3. Không lên viết một đoạn văn quá dài.

Chỉ số Readability ảnh hưởng đến SEO như thế nào trong bài viết?

Đây là câu hỏi khó có đáp án, vì thuật toán của Google và của công cụ tìm kiếm khác luôn thay đổi và ngày một thông minh hơn. Tuy nhiên chúng ta hãy đặt nội dung, chất lượng content lên hàng đầu. Điều này sẽ có lúc bạn phải sử dụng câu văn dài, đoạn văn dài và điều này ảnh hưởng đến chỉ số Readability thì cũng cứ sử dụng.

Một bài viết có nội dung tốt, content chất lượng, dễ hiểu sẽ giúp ích rất nhiều cho người đọc, tăng lượng traffic về website thì đó mới là yếu tố quan trọng. 

Tối ưu seo onpage offpage rất quan trọng nhưng sản phẩm của bạn là phần quan trọng nhất giữ khách hàng ở lại lâu với website. Hãy tối ưu tất cả các khâu để việc kinh doanh được tốt nhất nhé.

=> Cập nhật thêm những kiến thức kiếm tiền online và affiliate marketing tại: https://adpia.vn/

Bài viết tham khảo thêm:

 

Hoantv 21-11-2023 1095
icon