Trong nội dung này, Adpia sẽ giới thiệu và chia sẻ lại tới những khái niệm cơ bản nhất trong Affiliate Marketing. Có thể bạn đã biết những khái niệm này thế nhưng cũng có thể tìm hiểu lại một lần nữa và biết đâu, bạn sẽ khám phá thêm được điều gì đó mới. Nào, chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé.
1. CPM là gì? Ý nghĩa của CPM?
Hiện nay có rất nhiều tài liệu chính thống đã xác lập định nghĩa về CPM là gì? Vậy nên, chúng tôi sẽ không nói thêm nhiều về điều này. Thế nhưng đây là một định nghĩa về CPM mà chúng tôi thấy phù hợp hơn cả với Affiliate Marketing nói riêng và Marketing online nói chúng. Đó là một khái niệm được xác lập bởi công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google tại đường dẫn tham khảo : https://support.google.com/adsense/answer/18196?hl=vi
Google nói về CPM như sau:
" CPM là chữ viết tắt của "cost per 1000 impressions" (giá mỗi 1000 lần hiển thị). Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.
Đối với các nhà xuất bản, điều này đồng nghĩa với doanh thu trong tài khoản của bạn mỗi khi quảng cáo CPM được phục vụ cho trang của bạn. Quảng cáo CPM cạnh tranh với quảng cáo trả cho mỗi nhấp chuột (hoặc CPC, giá mỗi nhấp chuột) trong phiên đấu giá quảng cáo của chúng tôi, do đó chỉ các quảng cáo có hiệu suất cao nhất mới được phục vụ cho các trang của bạn. Nhà quảng cáo cần phải đặt giá thầu CPM cao hơn quảng cáo CPC hiện tại để hiển thị.
Quảng cáo CPM có thể là quảng cáo văn bản hoặc quảng cáo hình ảnh và luôn được nhắm mục tiêu theo vị trí. Quảng cáo văn bản CPM sẽ mở rộng để chiếm toàn bộ đơn vị quảng cáo. Những quảng cáo văn bản mở rộng này có thể được xem trên trang Định dạng Quảng cáo của chúng tôi."
Đối với những người đang sở hữu website có lượt truy cập lớn, CPM là sự lựa chọn ưa thích bởi họ đang sở hữu lượng người xem lớn. Bên cạnh đó, việc tính hoa hồng trên 1000 lượt hiển thị nên số tiền họ nhận được cũng sẽ dễ dàng hơn các hình thức kiếm tiền online khác.
Khi nào nên sử dụng chiến dịch CPM để quảng cáo?
Đã bao giờ ? bạn quảng cáo CPM không ra đơn?
Đối với nhà quảng cáo, việc lựa chọn chiến dịch quảng cáo vô cùng quan trọng. Đối với chiến dịch CPM bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp để phủ quảng cáo của mình bởi cách hiển thị quảng cáo đó khác với những hình thức CPC hay CPS.
Vậy, nên lựa chọn CPM cho chiến dịch quảng cáo thương hiệu, phủ brand name của bạn sau khi bạn đã thực hiện các chiến lược khác. Việc lựa chọn khung thời gian trong bao lâu cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả chiến dịch CPM của bạn.
Ai là đối tác nên tham gia chiến dịch CPM để kiếm tiền online?
Như đã đề cập ở trên, CPM rất phù hợp với những website có lượt truy cập lớn. Ví dụ: trang có nội dung giải trí, tin tức, cập nhật thông tin... Bên cạnh đó, những website có nội dung riêng biệt về từng chủ đề cũng có thể đặt được quảng cáo này nhưng giá trị mang lại sẽ thấp hơn bởi số lượt truy cập thấp.
Cần lưu ý gì khi đặt quảng cáo CPM?
Điểm quan trọng nhất khi bạn đặt quảng cáo CPM đó là không nên "quá liều". Sử dụng quá nhiều banner hiển thị CPM sẽ giảm thiểu giá trị nội dung của bạn với người sử dụng. Bạn có thể thấy điều này với những website phim miễn phí hiện nay. Nếu họ không cung cấp phim miễn phí, chúng tôi tin rằng sẽ không có một ai truy cập vào đó mỗi ngày.
2. CPC là gì?
Định nghĩa CPC?
CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là 1 hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem, và chỉ trả tiền khi có người dùng chuột nhấn vào liên kết vào quảng cáo của họ. - Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/CPC
Quảng cáo CPC tới nay vẫn mang cho người quảng cáo cũng như người giới thiệu giá trị vì nó vẫn còn rất hiệu quả. Ví dụ như Google Ads của ông lớn Google cũng có hình thức CPC và đây là một cách quảng bá sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp khá hiệu quả.
Khi nào nên chọn chiến dịch CPC kiếm tiền online?
Hầu hết các website đều có thể đăng ký chiến dịch CPC nhưng để tham gia hiệu quả chúng tôi khuyến cáo bạn nên lựa chọn chiến dịch phù hợp với đối tượng khách hàng đang theo dõi nội dung của bạn. Ví du: Trang nội dung đang đề cập tới nội dung học tiếng anh chiến dịch CPC hoặc CPA đăng ký học tiếng anh hoặc tuyển sinh sẽ rất phù hợp với trang của bạn.
Việc đặt quảng cáo CPC trong trang sẽ khiến website của bạn xuất hiện link out ra ngoài. Vậy nên, không nên "quá liều" với bất cứ chiến dịch nào, kể cả đó là CPC.
3. CPD là gì?
CPD (Cost Per Duration - day): là hình thức tính tiền theo thời gian, hình thức này rất đắt, áp dụng cho quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sự kiện hay công bố sản phẩm mới của các hãng lớn. Quảng cáo theo hình thức này thì vị trí quảng cáo thường thuộc các vị trí to và đẹp nhất của trang chủ...
Duration được dịch là thời lượng. Ở đây, bạn có thể hiểu nó là thông số theo ngày, theo tháng hoặc tuần, thậm chí là theo giờ.
Hiện nay, hình thức quảng cáo CPD chỉ còn được sử dụng tại một số các website lớn có thương hiệu và lượt người xem khổng lồ. Tất nhiên, chi phí sửa dụng cho CPD sẽ cao hơn các hình thức khác rất nhiều bởi số lượng tiếp cận sẽ vô cùng lớn và đặc trưng theo từng chủ đề của website đó.
4. CPI là gì?
CPI (Cost Per Install) Thanh toán theo lượt cài đặt: Là hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó Nhà cung cấp sẽ trả tiền khi có khách hàng thực hiện hành động tải và cài đặt ứng dụng,phần mềm hoặc các loại nội dung số khác thông qua link quảng bá của hệ thống.
Hiện nay, các chiến dịch CPI thường chỉ còn được áp dụng trong lĩnh vực game moblie khi nhà quảng cáo muốn giới thiệu trò chơi nào đó tới người sử dụng. Việc sử dụng lượt giới thiệu CPI cũng giống sản phẩm đó lên top được các công cụ tải về IOS hay Android.
Bạn đọc có thể tìm hiểu về CPA theo nội dung bài viết: CPA là gì? hoặc tìm hiểu về CPS là gì?
Vậy, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm một vài lưu ý khi sử dụng và tham gia chiến dịch CPA, CPS, CPM, CPD, CPC, CPI. Bạn đọc có nhận xét như thế nào về chủ đề này? Đâu là nội dung mà bạn đang tìm hiểu? Hãy để lại ý kiến của bạn trong phần bình luận ngay phía bên dưới để chúng tôi có thể giải đáp và lắng nghe bạn.
Đọc thêm:
- Những câu hỏi thường gặp khi làm tiếp thị liên kết affiliate marketing