Sale và Marketing là 2 thuật ngữ đã không còn xa lạ đối với bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào. Nhưng có sự thật chỉ rằng, đa phần mọi người không thể phân biệt được 2 thuật ngữ này hoặc cho đây là một công việc giống nhau. Vậy bản chất công việc của Sale and marketing là gì? Làm thế nào nhận biết sự khác biệt giữa Marketing và bán Sale? Hãy cùng ADPIA tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Khái niệm về sale and marketing là gì?
Sales là khái niệm để nói về lĩnh vực bán hàng. Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ tiếp xúc với khách, tư vấn và thuyết phục khách sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình. Người làm Sales phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ và thông tin về công ty. Họ là người trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng của mình.
Marketing là bộ phận nghiên cứu về khách hàng. Họ sẽ thu thập thông tin, tìm hiểu thói quen và nhu cầu sử dụng của khách hàng. Từ đó họ sẽ đưa ra những chiến lược quảng cáo và tiếp thị trên các kênh truyền thông, tiếp thị online, website để lan tỏa thương hiệu. Người dùng sẽ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn và hình thành thói quen nhận diện thương hiệu. Khi hoạt động này phát triển cao thì tạo nên sự uy tín, người tiêu dùng sẽ mong muốn có được sản phẩm của bạn hơn. Điều này giúp cho bộ phận Sales bán hàng dễ dàng hơn và có nhiều lượng khách hàng tiềm năng hơn.
Nhiệm vụ của Sale và Marketing
Công việc của Marketer không chỉ là đưa ra những đề xuất khuyến mãi hay quảng cáo như mọi người vẫn nghĩ. Để ra mắt một sản phẩm nào đó đến với người tiêu dùng, Marketer còn phải thực hiện các công việc như: nghiên cứu và dự báo thị trường nhằm xác định nhu cầu thị trường và khoanh vùng mục tiêu, phân khúc thị trường và định vị thương hiệu, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chiến lược marketing như PR, quảng cáo, khuyến mãi,...
Sale chính là khâu chủ chốt của toàn bộ quá trình Marketing. Sale chính là người chuyển đổi những ý tưởng, kế hoạch của Marketing đến với khách hàng và từ đây đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhân viên sale đảm nhận những công việc như: truyền tải thông tin sản phẩm đến khách hàng, tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, chăm sóc và chịu trách nhiệm các trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua.
Sự khác biệt của Sale và Marketing
Mục tiêu của nhân viên Sale
-
Theo dõi khách hàng: Một công dụng bán hàng cần thiết của đội ngũ sales là theo sát các người có khả năng mua hàng xuất hiện lần đầu bởi một bộ phận tiếp thị. Các doanh nghiệp thành công thường phát triển một quy trình bàn giao bài bản để người có khả năng mua hàng được sự theo dõi thích hợp và đúng lúc đội ngũ sales.
-
Xây dựng mối quan hệ: bán hàng tối tân tập trung vào việc xây dựng mối tương quan giữa người dùng và thương hiệu, giúp người tiêu dùng sửa đổi và nâng cấp sự tin tưởng với doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng hiệu quả có khả năng hiểu được nhu cầu của người mua và phát triển một thông điệp đáp ứng họ.
-
Chốt sales: Hầu hết nhân viên bán hàng được nhận xét bởi khả năng biến người có khả năng mua hàng thành khách hàng. Chốt sales có thể qua nhiều hình thức như một cuộc gặp mặt trực tiếp hay telesales.
Mục tiêu của nhân viên Marketing
-
Tạo nhận thức đối với khách hàng: Nỗ lực xây dựng nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ là điều đầu tiên trong quy trình bán hàng. Nỗ lực xây dựng nhận thức thành công có thể giúp người có khả năng mua hàng phát hiện ra thương hiệu hoặc tên sản phẩm hoặc, điều đó giúp khách hàng đảm bảo có khả năng cân nhắc sản phẩm hoặc dịch vụ khi quan trọng.
-
Tăng tác động qua lại giữa khách hàng: Những nỗ lực tham gia được tạo ra dựa trên chiến dịch nâng cao nhận thức ban đầu chính là để tăng cường tác động qua lại giữa thương hiệu và sản phẩm.
-
Chuyển đổi khách hàng: Chuyển đổi khách hàng từ người lạ trở thành khách hàng tiềm năng và cuối cùng là khách hàng là vai trò cơ bản của đội ngũ marketing.
-
Duy trì khách hàng: Ngay cả một khi mua hàng, nhóm tiếp thị có khả năng giúp công ty tăng lượng khách hàng lặp lại theo chu trình. Chức năng duy trì của đội ngũ tiếp thị giúp duy trì nhận thức và sự tham gia của khách hàng Sau khi đã quyết định mua sản phẩm. Việc này có khả năng bao gồm các bản tin email hoặc lời mời đến hội thảo giúp người dùng nhận được nhiều giá trị hơn từ một sản phẩm.
Tại sao doanh nghiệp nên phối hợp Sale và Marketing?
Phối hợp “hài hòa” giữa sale và marketing sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn.
Hiểu được hành vi và sở thích của khách hàng tiềm năng
Mỗi người dùng có nhu cầu và thói quen khác nhau. Các công cụ digital marketing sẽ giúp đồng bộ hóa dữ liệu nhằm “truy tìm” hành vi khách hàng cho doanh nghiệp. Dữ liệu này bao gồm hành vi khách hàng trên website, các link được nhập, danh mục bài viết hay tất cả các dữ liệu được mở trên internet.
Dựa vào đó doanh nghiệp có thể hiểu được nhu cầu hành vi của khách hàng một cách rõ ràng. Từ đó đội marketing tiến hành cung cấp đúng những gì khách hàng cần thông qua các kênh. Các hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiệu quả, kiểm soát, triển khai hiệu quả chương trình chăm sóc khách hàng.
Rút ngắn quy trình Marketing
Ngày nay người dùng rất thông minh không phải bất kỳ ai truy cập vào website của các bạn đều mua hàng. Họ có xu hướng tìm hiểu tất cả các thông tin cần thiết trước khi quyết định mua hàng. Doanh nghiệp nên tập trung chăm sóc khách hàng tiềm năng bằng những nội dung giá trị, rút ngắn quá trình marketing nhằm mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất mang lại lợi nhuận.
Phối hợp “nhịp nhàng” giữa sale và marketing
Bên cạnh đó, các hình thức liên lạc có thể là gửi email, gọi điện thoại hoặc hiển thị nội dung quảng cáo… Đồng thời nhờ tự động hóa trong Marketing việc chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó giúp tỷ lệ chuyển đổi cải thiện đáng kể.
Liên kết nhịp nhàng với bộ phận bán hàng
Có báo cáo chi tiết rõ ràng nên đội Marketing và Sales có thể dựa vào một nền tảng chung để kiểm tra sự hiệu quả của chiến dịch. Từ đó, cả hai bên có thể tìm ra phương pháp tiếp thị và bán hàng đúng đắn, tối ưu nhất.
Tuy có phần khác nhau nhưng tựu chung cả marketing và sale đều hướng đến mục đích chung là mang đến doanh thu cho doanh nghiệp. Bởi vậy, để doanh nghiệp thành công cần có hai bộ phận này kết hợp chặt chẽ và hậu thuẫn tích cực cho nhau.
Bạn đã hiểu sale and marketing là gì chưa? Nếu cần thêm thông tin đừng ngại hỏi Adpia nhé.