Agency là gì? Các loại hình và công việc phổ biến trong Agency hiện nay

Agency là gì? Các loại hình và công việc phổ biến trong Agency hiện nay

Trong kinh doanh và quảng cáo, khái niệm "agency" đã trở nên phổ biến. Với sự phát triển mạnh mẽ của các Agency tại thị trường Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp đã tính đến những biện pháp thuê ngoài để tối ưu hoá chi phí, nhân, sự, cũng như nguồn lực tài chính vào hoạt động kinh doanh, sản xuất, và quảng cáo. Giống như việc sản xuất phần mềm có thể được thuê ngoài bởi các công ty outsourcing thì việc truyền thông, quảng cáo, hay các hoạt động liên quan đến marketing nói chung cũng có thể “thuê ngoài” thông qua làm việc với các marketing agency. 

Vậy agency là gì? Có những loại hình Agency phổ biến nào? Bài viết này hãy cùng Adpia tìm hiểu chi tiết nhé!

Agency là gì

Agency là gì?

Trong ngành quảng cáo và truyền thông, thuật ngữ "agency" thường được sử dụng để chỉ các công ty hoặc tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và tiếp thị cho các doanh nghiệp khác. Agency làm việc như là một đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và tăng cường hiệu quả tiếp thị. 

Agency là những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ marketing, truyền thông, quảng cáo phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là một trong những BPO (Business process outsourcing) thường thấy tại các doanh nghiệp.

Nhu cầu của khách hàng có thể là cần được tư vấn, xây dựng và triển khai chiến lược marketing nhằm quảng bá sản phẩm của họ. Tất cả đều có thể nằm trong trong phạm vi công việc của một agency. 

Ví dụ như tập đoàn đa quốc gia Ogilvy & Mather, họ nổi tiếng với những chiến dịch marketing ấn tượng. Sau 2 năm tái cơ cấu, Ogilvy & Mather không hoạt động theo các công ty con riêng lẻ đảm nhận các chức năng khác nhau nữa. Thay vào đó, tập đoàn này tập chung vào một cái tên duy nhất Ogilvy với 6 chức năng: quảng cáo, tư vấn chiến lược thương hiệu, kỹ thuật số và tư vấn hợp tác, tương tác với người tiêu dùng, PR và tạo ảnh hưởng. 

Đó là ví dụ về một tập đoàn quảng cáo lớn với nhiều hoạt động khác nhau. Các agency nhỏ có thể chỉ cung cấp một số dịch vụ nhất định.

Các mô hình Agency phổ biến hiện nay:

Một agency có thể chỉ đi theo một ngách chính, là thế mạnh của họ. Một số loại hình agency có thể kể tới: 

  1. Quảng cáo và truyền thông:

    • Advertising Agency: Là loại agency chuyên về quảng cáo, tạo ra và triển khai chiến dịch quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, radio, và truyền thông kỹ thuật số.
    • Media Agency: Tập trung vào việc quản lý và mua bán không gian quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác nhau để đảm bảo sự hiệu quả và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.
  2. Quan hệ công chúng và truyền thông:

    • Public Relations Agency: Được thuê để quản lý và xây dựng hình ảnh công ty, quản lý các vấn đề truyền thông, và tạo ra mối quan hệ tốt với cộng đồng, báo chí, và công chúng.
    • Social Media Agency: Chuyên về việc quản lý và tối ưu hóa sự hiện diện của doanh nghiệp trên mạng xã hội để tạo dựng, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
  3. Kỹ thuật số và tiếp thị trực tuyến:

    • Digital Marketing Agency: Cung cấp dịch vụ tiếp thị trực tuyến như quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo tìm kiếm, email marketing và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để tăng cường hiệu quả tiếp thị và tương tác khách hàng.
    • Web Design Agency: Tập trung vào thiết kế và phát triển website chuyên nghiệp, bao gồm cả giao diện người dùng, trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa trang web để tăng cường khả năng tìm thấy và tương tác của khách hàng.
  4. Sự kiện và truyền thông:

    • Event Management Agency: Chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các sự kiện, hội nghị hoặc chương trình tiếp thị để quảng bá thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
    • Experiential Marketing Agency: Tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm tương tác độc tố để tiếp thị và quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt động sự kiện, trưng bày sản phẩm và tương tác trực tiếp với khách hàng.

>> Bài viết có thể bạn quan tâm: TAP (Tiktok Affiliate Partner) là gì? Những lợi ích độc quyền của doanh nghiệp khi làm việc với TAP

Một số công việc phổ biến trong Agency:

1. Account manager

Nghề account trong agency thường được dân trong ngành nói đùa với nhau là cái nghề “làm dâu trăm họ”. Cụm từ dân gian này cũng một phần nào mô tả chính xác công việc của account – người phải thường xuyên gặp gỡ, đàm phán, và trao đổi trực tiếp với khách hàng. 

Account manager là người phụ trách đối nội đối ngoại của agency. Họ đảm nhận nhiệm vụ gặp gỡ và trao đổi với khách hàng về mong muốn, nhu cầu, yêu cầu của khách hàng. Account manager sau đó sẽ truyền đạt lại nội dung trao đổi với team để sau đó lên kế hoạch và triển khai. 

Account manager còn là người thường xuyên liên lạc với khách hàng để kịp thời thông tin đến họ về tiến độ cũng như nắm bắt thay đổi trong quá trình triển khai dự án. 

Vai trò của Account Manager trong Agency
Vai trò của Account manager trong agency

2. Account executive

Account executive làm việc dưới sự điều hành của account manager, là trung gian kết nối trực tiếp của agency với khách hàng. Một account executive giỏi phải biết hoà hợp, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng thời đảm bảo giao tiếp mạch lạc giữa đội nhóm agency mình để dự án được triển khai một cách trơn tru nhất. 

3. Copywriter 

Trong agency, copywriter là một vị trí hết sức quen thuộc. Đây là người chịu trách nhiệm sản xuất những bài nội dung quảng cáo cho khách hàng hoặc đơn giản là những tiêu đề, slogan, taglines thu hút sự chú ý của người đọc. 

4. Content writer 

Gần giống với copywriter, content writer cũng là người sản xuất nội dung văn bản trong một agency. Tuy nhiên, những nội dung mà content writer đảm nhận có phần khác biệt. Họ là người chịu trách nhiệm sản xuất nội dung trên các nền tảng khác nhau. Đó có thể là website, social media, apps, v.v. Loại nội dung cũng rất đa dạng từ advertorial, nội dung SEO, đến email, v.v. 

>> Đọc thêm: AI content là gì? Lợi ích và những lưu ý bạn phải biết về content AI

5. Media Planner 

Media planner là người lập kế hoạch truyền thông trong agency. Để lập được một bản kế hoạch truyền thông hiệu quả, media planner phải tiến hành các hoạt động cần thiết như nghiên cứu thị trường, đối tượng mục tiêu, sản phẩm, v.v. 

6. Designer

Designer là người chịu trách nhiệm thiết kế các ấn phẩm truyền thông theo yêu cầu của khách hàng. Những sản phẩm như áp phích, tờ rơi, logo, v.v., đều có thể nằm trong phạm vi công việc của designer.

>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Top những công cụ AI thiết kế hình ảnh đồ họa miễn phí

7. Photographer

Photographer cũng có thể làm việc trong một agency chuyên về chụp ảnh hoặc một advertising agency. Ngoài chụp ảnh hoạ báo, chụp ảnh sự kiện, photographer cũng tham gia vào chụp ảnh sản phẩm cho chiến dịch truyền thông, v.v.  

8. Film Director 

Đối với những agency cung cấp dịch vụ quảng cáo thì vai trò của các film director là rất lớn. Họ là những người trực tiếp chỉ đạo quá trình thực hiện một TVC quảng cáo, một đoạn video hoặc phim ngắn, v.v. 

Các kỹ năng cần có để làm việc trong agency

Các kỹ năng cần có để làm việc trong Agency
Các kỹ năng cần thiết để làm việc tốt trong Agency

Công việc tại agency có thể hơi khách biệt so với ở một công ty kinh doanh hay sản xuất. Để có thể làm tốt công việc tại đây, bạn cần có những kỹ năng sau: 

Quản lý thời gian

Agency có thể phục vụ cùng một lúc nhiều khách hàng khác nhau. Do đó khối lượng công việc ở đây cũng tương đối nhiều. Để làm tốt công việc và không bị xung đột giữa các nhiệm vụ, nhân viên trong agency cần có kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả. 

Làm việc nhóm 

Sự thành công của một dự án phần lớn nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên cùng tham gia dự án đó. Chính vì vậy mỗi người đều cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt thì mới đảm bảo dự án diễn ra một cách trôi chảy, thành công. 

Làm việc đa nhiệm 

Như đã đề cập, số lượng khách hàng của agency có thể nhiều hơn con số 1 cùng một lúc. Điều này đồng nghĩa với việc một nhân viên sẽ có thể đảm nhận công việc của nhiều hơn 1 khách hàng. Kỹ năng làm việc đa nhiệm giúp nhân viên trong agency không bị quá tải và “burnout khi đứng trước một núi công việc mà không có ba đầu 6 tay. 

Kỹ năng giao tiếp 

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là kỹ năng giao tiếp – vũ khí giúp nhân viên trong agency vừa xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, vừa phối hợp ăn ý với thành viên trong nhóm để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

Kết luận:

Agency là một khái niệm quan trọng trong ngành quảng cáo và tiếp thị, đóng vai trò là đối tác chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu và tăng cường hiệu quả tiếp thị. Có nhiều loại hình agency phổ biến như quảng cáo và truyền thông, quan hệ công chúng và truyền thông, kỹ thuật số và tiếp thị trực tuyến, sự kiện và truyền thông. Hiểu rõ các khái niệm và loại hình agency này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng đối tác và phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Hung 03-05-2024 3777
icon icon