Content Marketing là gì? Vai trò của content Marketing trong bán hàng

Content Marketing là gì? Vai trò của content Marketing trong doanh nghiệp

Nếu bạn là người làm Marketing hay đang thực hiện công việc kinh doanh, buôn bán hay kiếm tiền online thì chắc chắn cụm từ Content Marketing đang được nhiều người biết đến thế nhưng thuật ngữ này đang ý nghĩa của nó là gì? nó có nguồn gốc hình thành như thế nào thì ít ai biết tới. Trước khi biết cách làm thế nào để tạo một Content Marketing chất lượng và uy tín chúng ta hãy cùng tìm hiểu cội nguồn và ý nghĩa của cụm từ này nhé.

Vậy cụ thể thì Content Marketing là gì? Công việc hàng ngày của một Content Marketer diễn ra như thế nào? Làm thế nào để mang đến các phương thức Content Marketing hiệu quả nhất đến với đối tượng tiềm năng?

Hãy cùng Adpia tìm hiểu chi tiết về content marketing ở bài bài viết này

Content marketing là gì

Content Marketing là gì?

Nếu bạn đang tìm một người nào đó để tìm trách nhiệm cho các khuôn khổ và giới hạn của content marketing thì Joe Pulizzi là người bạn nên tìm hiểu.

Nhà văn Benjamin Franklin là một trong những người marketing theo định hướng nội dung đầu tiên. Năm 1732, khi ông xuất bản cuốn “Almanac của Richard nghèo” ("Poor Richard's Almanack), mục tiêu của ông là hướng sự quan tâm của cộng đồng vào hoạt động xuất bản. Khoảng 283 năm sau, content dường như vượt qua cả khái niệm marketing, đến nỗi rất khó có thể phân biệt hay định nghĩa hoạt động này khỏi các hoạt động khác. Content vẫn bị tranh cãi là không chỉ bao gồm các nội dung giải trí mang mục tiêu đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu, những nội dung vốn là quảng cáo mà còn là nhiều hoạt động trên mạng xã hội khác, quảng cáo trên kênh tìm kiếm, sự kiện, giới thiệu sản phẩm, nội dung video phát tán và nhiều hình thức khác. Trên thực tế, bạn có thể nói rằng tất cả các hoạt động nội dung đó là quảng cáo và ngược lại, quảng cáo là content.

Các phương thức triển khai content marketing

Content Marketing (hay tiếp thị nội dung) là một cách tiếp thị tập trung vào việc xây dựng và phân bổ nội dung có giá trị, phù hợp và đồng nhất đến với cộng đồng cũng như khách hàng tiềm năng. Thông qua hình thức marketing này, người dùng sẽ nhận được lợi ích từ đó và muốn tìm hiểu hay thậm chí là mua sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ.

Là một Content Marketer, bạn không chỉ dừng lại ở việc xây dựng nội dung mà còn phải đảm bảo các đầu việc dưới đây:

  • Chịu trách nhiệm quản lý các kênh mạng xã hội của công ty như (Facebook, , TikTok,…) 
  • Viết bài PR cho sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu.
  • Xây dựng và lên kế hoạch cho tuyến nội dung trên các kênh mạng xã hội, SEO ...
  • Phối hợp cùng đội ngũ Marketing để hoạch định chiến lược nội dung cụ thể cho các kênh social. 
  • Đảm nhiệm vai trò sản xuất nội dung truyền thông như: ý tưởng, bài viết, hình ảnh, video,…
  • Xây dựng kịch bản video viral, video content...
  • Xây dựng kế hoạch nội dung của các kênh truyền thông của công ty (Website, Email, PR, seeding,…)
  • Thực hiện các công việc liên quan đến nội dung theo sự chỉ đạo của Trưởng Bộ phận Marketing hoặc Ban lãnh đạo.

Vai trò của Content Marketing trong bán hàng

1. Định hình thương hiệu

Doanh nghiệp của bạn sở hữu sản phẩm/ dịch vụ chất lượng và độc đáo thôi là chưa đủ. Một thương hiệu muốn phát triển mạnh mẽ và tăng độ phủ sóng thì phải có sự kết hợp giữa chất lượng và định hướng nội dung marketing phù hợp. 

Content Marketing sẽ là giải pháp mang đến nội dung chất lượng và có giá trị hướng đến khách hàng. Điều này sẽ vô hình chung sẽ làm cho người dùng nhớ về thương hiệu với ánh nhìn tích cực hơn. Từ đó thúc đẩy việc định hình và tạo dựng thương hiệu tích cực hơn.

2. Tăng lượng tương tác, truy cập

Hình ảnh đẹp, video chất lượng sẽ giúp nội dung của bạn được khách hàng quan tâm nhiều hơn nhưng để giữ chân họ lại với mình lâu hơn thì phải cần content marketing. Bên cạnh mục tiêu tiếp thị về sản phẩm, Content Marketing buộc phải mang đến cho khách hàng những giá trị về kiến thức, chuyên môn, giải pháp, nhu cầu ... Tất cả những gì mà khách hàng đang mong muốn và cách giải quyết vấn đề đó là gì chứ không chỉ đơn thuần là một bài giới thiệu sản phẩm đơn thuần.

Nếu làm được điều đó và làm thực sự tốt thì lượng truy cập vào website và fanpage sẽ ngày càng tăng cao và thu hút nhiều khách hàng hơn. Điều này giúp gia tăng lượng traffic và tương tác tự nhiên.

3. Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Chi phí quảng cáo luôn chiếm một phần ngân sách khá lớn trong các hoạt động Marketing. Để tiết kiệm chi phí, Content Marketing sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ mang đến những nội dung hữu ích và có giá trị, lượng tương tác tự nhiên sẽ tăng cao.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không phải bỏ ra quá nhiều chi phí để quảng cáo được tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu. 

4. Tăng doanh thu

Sản phẩm hay dịch vụ muốn bán được sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách thức bạn thuyết phục khách hàng. Càng giúp họ thấy rõ giá trị sản phẩm mang đến, họ sẽ càng có xu hướng lựa chọn bạn thay vì đối thủ.

Khi Content Marketing giải quyết những nỗi trăn trở, ‘điểm đau’ của khách hàng, họ sẽ không ngần ngại chi tiền để sở hữu sản phẩm, dịch vụ của bạn. Có thể, doanh thu của doanh nghiệp sẽ ngày càng một tăng cao mà không tiêu tốn quá nhiều chi phí.

Các loại Content Marketing

1. Video

Video luôn là hình thức mang đến khả năng tương tác và hiệu quả truyền thông tốt nhất trong các chiến dịch Marketing.

Trong thời đại mà mọi người muốn tiêu thụ thông tin nhanh chóng, thì video chính là phương thức Content Marketing hiệu quả nhất nhì. Một nghiên cứu của Hubspot chỉ ra rằng landing page có chèn các đoạn video sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đến 80%. 

2. Blogs

Blog là một loại hình content xoay quanh nhiều nhóm chủ đề nào đó. Các thông tin trên Blog thường sẽ bao hàm quan điểm cá nhân của người viết, hoặc góc nhìn từ thương hiệu.

Có thể nói, trang blog là một trong những nền tảng nội dung được đánh giá cao nhất trong các chiến dịch Marketing.

Dưới đây là một số lợi ích mà nội dung dạng blog mang đến:

  • Nền tảng blog giúp tăng lượng lead gấp 126% đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Cải thiện khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm nếu nội dung SEO được đảm bảo tốt.
  • Gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và khách hàng quay lại website để đọc các nội dung mà thương hiệu mang đến.
  • Tạo môi trường tương tác giữa thương hiệu với khách hàng, từ đó tăng ‘brand love’ từ phía người dùng.

3. Ebook

Ebook về cơ bản vẫn là sách, nhưng được tiếp cận trên các nền tảng kỹ thuật số. Nơi đây thường bao hàm lượng thông tin và kiến thức vô cùng phong phú. 

Để người đọc gia tăng nhu cầu đọc các quyển sách ebook, Content Marketing phải tạo được sự thu hút và hấp dẫn cả về hình thức lẫn nội dung. Có thế, họ sẽ muốn cung cấp email hoặc đăng ký để nhận được nội dung mới nhất từ ebook của bạn.

Dưới đây là một số lợi ích mà nền tảng ebook trong Content Marketing mang đến:

  • Giảm thiểu chi phí in ấn.
  • Dễ dàng tiếp cận với người dùng thông qua nội dung.
  • Tạo ra nguồn doanh thu có tính lâu dài và bền vững.
  • Tạo sự chuyên nghiệp nhất định trong mắt khách hàng.

4. Infographics

Bên cạnh các hình thức kể trên, việc sử dụng Infographic (hình ảnh kèm thông tin dưới dạng biểu đồ, số liệu, các biểu tượng,…). Điều này giúp các nội dung mang đến khách hàng được truyền tải một cách chính xác, dễ tiếp cận.

5. E-mail

Tưởng chừng không phổ biến, nhưng email marketing cũng được cho là những phương thức Content Marketing hiệu quả. Hình thức này sẽ mang những nội dung giá trị đến với email của khách hàng tiềm năng. 

Đây là một hình thức tiết kiệm, đồng thời có khả năng truyền tải thông điệp của sản phẩm và sản phẩm đến khách hàng một cách chủ động. Không những thế, việc gửi hàng loạt email marketing đến người dùng sẽ giúp các Content Marketer phủ rộng đối tượng tối đa. 

Nhân viên Content Marketing cần các kỹ năng gì

1. Kỹ năng nghiên cứu, khai thác thông tin

“Content is king, but distribution is queen”.

Nếu như bạn không phân phối nội dung đến đúng đối tượng người xem, thì nội dung viết ra dù hay đến cách mấy cũng trở nên vô nghĩa.

Chính vì thế mà các nhân viên Content Marketing phải nghiên cứu, thu thập và khai thác tệp khách hàng tiềm năng (độ tuổi, giới tính, nơi ở, insight, nhu cầu, mối trăn trở,…); thị hiếu nổi cộm trên thị trường; đồng thời thống kê những cơ hội trong lĩnh vực ngành nghề để tạo nên những nội dung giá trị, chất lượng nhất.

2. Kỹ năng chọn lọc chủ đề

Từ những thông về đối tượng khách hàng tiềm năng, chuyên viên Content Marketing phải chắt lọc những chủ đề thú vị và phù hợp với nhóm khán giả. Việc tìm kiếm, nghiên cứu và tổng hợp thông tin là điều vô cùng quan trọng đối với một Content Marketer.

Điều này vừa là một cơ hội – bạn có thể mở rộng phạm vi kiến thức của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau; song cũng là một thử thách – bạn phải tìm hiểu về những chủ đề mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.

3. Giao tiếp, viết lách tốt

Nội dung hấp dẫn và tạo được giá trị nơi người thụ hưởng thông tin đến từ những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. Điều này đòi hỏi các chuyên viên Content Marketing phải có khả năng viết lách ổn để có thể vừa truyền đạt được thông điệp, vừa ‘xào nấu’ để chúng trở nên lôi cuốn hơn.

Một Content Marketer chỉ viết tốt thôi liệu có đủ? Chuyên viên Content Marketing cũng cần khả năng giao tiếp tốt để có thể phỏng vấn, trò chuyện với chính nhóm khách hàng mục tiêu. Có thế, họ sẽ có cái nhìn khái quát về những mối quan tâm, trăn trở của người dùng và tạo nên những nội dung chất lượng.

4. Kỹ năng SEO

Khi đọc bảng mô tả công việc của chuyên viên Content Marketing, bạn sẽ rất dễ thấy một yêu cầu phổ biến: “Có kỹ năng viết bài SEO tốt”. Vậy SEO trong Content Marketing là làm gì?

Nếu muốn bài viết của bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng nhất, bạn phải đưa những nội dung, bài viết của mình trên các thanh công cụ tìm kiếm. SEO sẽ giúp bạn tối ưu hóa các nội dung một cách tốt nhất.

5. Kỹ năng quản lý

Không chỉ dừng lại ở khả năng viết lách tốt, chuyên viên Content Marketing còn phải hoạch định, quản lý nội dung trên những nền tảng khác nhau. Đôi lúc, các Content Marketer sẽ phải tham gia vào việc xây dựng chiến lược hành động, quản lý và báo cáo những con số kết quả để trình lên cấp trên.

Hung 27-11-2023 408
icon